Trốc Tru Là Gì? Một Số Từ Ngữ Vùng Miền Đặc Biệt

Trốc tru nghĩa là đầu trâu theo người dân địa phương xứ Nghệ. Cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩ trốc tru là gì và hàng loạt các từ ngữ địa phương vô cùng đặc biệt nhé.

Trốc tru là gì?

“Trốc tru” là cụ thể một từ lóng được người dân Nghệ An sử dụng trong đời sống hàng ngày. Gần đây “trốc tru” cũng được các bạn trẻ sử dụng khá phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội gây tò mò. Từ này được cấu tạo bởi sự ghép nối 2 từ đơn, tạo nên ý nghĩa ẩn dụ không phải ai cũng có thể hiểu. 

Tìm hiểu cụ thể từ trốc tru
Tìm hiểu cụ thể từ trốc tru

Trong từ ngữ địa phương Nghệ An:

  • Trốc nghĩa là cái đầu.
  • Tru nghĩa là con trâu.

Vậy trốc tru nghĩa là đầu con trâu – đầu trâu (người dân địa phương Nghệ An gọi). Đây là từ được dùng để chỉ những người nghịch ngợm, bướng bỉnh, và lì lợm, đặc biệt người khác nói mãi không chịu tiếp thu.

Trốc tru được sử dụng thường xuyên tại Nghệ An
Trốc tru được sử dụng thường xuyên tại Nghệ An

Tuy vậy, từ “trốc tru” không mang sắc thái gay gắt hay chỉ trích nặng nề mà nó thường được dùng với ý nghĩa nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt hay được sử dụng để trêu đùa nhau. Tại Nghệ An từ trốc tru rất hay được sử dụng, mọi tầng lớp đều biết từ này bởi nó được dùng trong mọi tình huống. 

Ví dụ: một vài câu nói có từ “trốc tru” như “Hấn là đứa trốc tru đó” hoặc “Cái thằng trốc tru ni rứa”.

Một số từ ngữ Nghệ An thường gặp bạn nên biết

Bên cạnh những từ “trốc tru”, tại Nghệ An và một số tỉnh lân cận cũng sử dụng rất nhiều từ ngữ địa phương lạ và rất thú vị. Nếu các bạn đang có ý định ghé thăm hay đến chơi nhà bạn hoặc người yêu tại địa phương này thì nên ghi nhớ một số từ ngữ để không quá bỡ ngỡ nhé!

Một số từ ngữ địa phương các bạn nên biết
Một số từ ngữ địa phương các bạn nên biết
  • Cái chủi = Cái chổi.
  • Tau = Tao, tớ.
  • Cái đọi = Cái bát.
  • Choa = Chúng tao.
  • Chưởi = Chửi.
  • Mi = Mày.
  • Cái cươi = Cái sân.
  • Hẫn = Hắn, nó.
  • Cái vung/vàng = Cái nắp nồi.
  • Lũ bây, bọn bây = Các bạn.
  • Đàng = Đường.
  • Ngẩn = Ngốc.
  • Cái nớ = Cái đó, cái kia.
  • Trửa = Giữa, trên.
  • Cấy = Cái.
  • Bổ = Ngã.
  • Nác = Nước.
  • Mần = Làm.
  • Gưởi = Gửi.
  • Trấp vả = Đùi.
  • Trù = Trầu.
  • Đọt = Chén.
  • Nớ = Nó.
  • Gưởi = Gửi.
  • Hun = Hôn.
  • Chi rứa hầy = Cái gì đó.
Xem thêm >>>  Sẽ Gầy Là Gì? Giải Thích Tiếng Lóng Của GenZ “Cực Chuẩn"

Chia sẻ tới bạn đọc một ví dụ về giao tiếp giữa người dân Nghệ An: 

“Dạo ni mi gặp chuyện chi chi rứa hè!

– Bựa qua tau đi ra tới trửa cươi bấp cục đá một cấy rồi hấn bị bổ trợt trúc cúi nốt nị.”

Chúng ta có thể hiểu như sau: 

“Dạo này mày gặp chuyện gì thế!

– Bữa qua tao đi ra tới giữa sân vấp cục đá một cái rồi hắn bị ngã …”

Lời kết

Bài viết trên đã giải thích giúp bạn đọc hiểu trốc tru là gì và nhiều từ ngữ địa phương mới lạ. Hy vọng nội dung chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu được khi nghe hoặc tiếp xúc với người dân Nghệ An.